VNDIRECT: Doanh thu ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam sẽ tăng trưởng cao năm 2022 nhờ 3 xu hướng này, với Masan và Vinamilk hưởng lợi lớn

VNDIRECT: Doanh thu ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam sẽ tăng trưởng cao năm 2022 nhờ 3 xu hướng này, với Masan và Vinamilk hưởng lợi lớn

Yếu tố giúp doanh thu bán lẻ tăng 10-12% năm 2022

Theo báo cáo mới của VNDIRECT, ngành thực phẩm đồ uống sẽ phục hồi và có tốc độ tăng trưởng cao hơn kể từ năm 2022, với động lực chính đến từ việc mở lại các dịch vụ ăn tại chỗ và sự phục hồi của cầu tiêu dùng nội địa.

Cụ thể, báo cáo kỳ vọng tất cả các hoạt động dịch vụ, bao gồm du lịch, vận tải và vui chơi giải trí có thể được phép hoạt động hết công suất kể từ quý 2/2022, sau khi Việt Nam đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho hơn 70% dân số.

Hơn nữa, tiêu dùng sẽ tăng trở lại với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng dự kiến tăng 10-12% so với cùng kỳ trong năm 2022 nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ, bao gồm:

Thu nhập thực của người dân được cải thiện, với dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng 7,5% so với cùng kỳ trong khi lạm phát dự kiến tăng 3,45% so với cùng kỳ vào năm 2022, đạt mục tiêu của Chính phủ là kiểm soát lạm phát dưới 4,0%.

Du lịch hồi sinh sau khi các chuyến bay quốc tế được cấp phép cho mục đích thương mại kể từ quý 1/2022, kéo theo sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động du lịch, giải trí, lưu trú và ăn uống.

Ngoài ra, Chính phủ có thể tung ra gói kích thích tài khóa lớn hơn để hỗ trợ phục hồi kinh tế, tập trung vào: trợ cấp tiền mặt cho những người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, giảm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) và gia tăng đầu tư công vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và nhà ở xã hội. Các chính sách này nhằm phục hồi cầu tiêu dùng trong nước.

VNDIRECT: Doanh thu ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam sẽ tăng trưởng cao năm 2022 nhờ 3 xu hướng này, với Masan và Vinamilk hưởng lợi lớn - Ảnh 1.