Toàn cảnh thị trường tài chính thế giới quý I và những kịch tính ‘vô tiền khoáng hậu’

Toàn cảnh thị trường tài chính thế giới quý I và những kịch tính ‘vô tiền khoáng hậu’

Một năm sau khi thế giới chìm trong đại dịch Covid-19 và tập trung vào cuộc chiến cam go giữa một bên là vắc xin chống Covid-19, một bên là các biến thể không ngừng sinh sôi. Điều quan trọng nhất với thế giới lúc này là đưa nền kinh tế trở lại bình thường.

Giá dầu mỏ đã có một quý đầu năm tăng trưởng mạnh nhất kể từ 2005 với mức tăng 25%. Chứng khoán thế giới cũng có một số thành quả rất đáng nhớ, nhưng thua kém quý I năm ngoái. Chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường chứng khoán Trung Quốc hầu như không tăng từ đầu năm đến nay, trong khi chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 5%. Chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu blue-chip Trung Quốc đã sụt khoảng 15% sau khi đạt đỉnh 13 năm vào tháng 2, do nỗi lo về chính sách tiền tệ thắt lại. Thị trường trái phiếu sa sút với nợ của Chính phủ tăng lên mức cao nhất kể từ 2013. Trái phiếu Mỹ và trái phiếu German Bund mất 6% -6,5%; lượng nắm giữ nợ của thị trường tiền tệ các nước mới nổi giảm 7%.

Việc đảng Dân chủ bất ngờ giành được Thượng viện Mỹ hồi tháng 1 vừa qua đã dọn đường cho kế hoạch kích thích khổng lồ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD. Điều đó đã khiến các thị trường tăng đặt cược vào triển vọng tăng trưởng và lạm phát; một số nhà đầu tư lo ngại Cục Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể sẽ bị cuốn vào các chương trình hỗ trợ.

Chiến lược gia Arthur Budaghyan của BCA cho biết chiến thắng của Đảng Dân chủ tại Thượng viện Mỹ buộc các nhà đầu tư phải thay đổi quan điểm cũng như danh mục đầu tư bởi tác động của những chương trình kích thích của Mỹ đến thị trường giống như việc cưỡi trên lưng một con hổ.

Lợi suất trái phiếu Mỹ và dự đoán lạm phát

Toàn cảnh thị trường thế giới quý I với những kịch tính ‘vô tiền khoáng hậu’ - Ảnh 1.